BÁO GIÁ

Dich vụ xử lý nước thải chuyên nghiệp

XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CHUYÊN NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ

Hệ thống xử lý nước thải hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí xả thải và phí bảo vệ môi trường. Nước thải xả ra môi trường ô nhiễm càng cao thì các loại phí phải đóng càng cao. Lợi ích khác là tránh được chi phí phạt do nước thải vượt tiêu chuẩn quy định của Pháp luật. Chi phí này thường rất cao và tỷ lệ thuận với mức độ ô nhiễm.

Một hệ thống xử lý nước thải hiệu quả cũng có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất do việc tái sử dụng nước đã qua xử lý.

Hệ thống xử lý nước thải xi mạ tại Công ty Elbon Vina (100 m3/ngày)
Hệ thống xử lý nước thải xi mạ tại Công ty Elbon Vina (100 m3/ngày)

Làm thế nào để chọn được một hệ thống xử lý nước thải phù hợp cho nhà máy của bạn?

Đây là vấn đề khá phức tạp để giải đáp cũng như tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Sau đây chúng ta sẽ tóm tắt và phân tích những yếu tố chi phối ấy. Có ba yếu tố chính giúp chọn lựa được hệ thống xử lý nước thải phù hợp

1Đặc tính nguồn nước thải từ nhà máy là gì?

Đặc tính nguồn nước thải từ nhà máy của bạn là gì? Trả lời câu hỏi này là bước đầu tiên để xác định hệ thống xử lý nước thải phù hợp. Hiểu rõ đặc tính nước thải sẽ giúp xác định loại hình công nghệ áp dụng cho hệ thống xử lý. Xử lý thuần túy bằng công nghệ sinh học hay xử lý bằng công nghệ hóa học. Hay kết hợp, vừa xử lý bằng hóa học vừa xử lý bằng sinh học.

2Các quy định áp dụng đối với việc xả thải từ nhà máy là gì?

Khi nói đến xử lý nước thải, tùy thuộc vào hoạt động sản xuất của nhà máy mà lượng nước thải sinh ra sẽ có những yêu cầu xử lý riêng. Từ đó giúp xác định công nghệ xử lý cần áp dụng. Nhà máy bạn xả thải ra môi trường hay xả thải ra cống chung. Mỗi trường hợp sẽ có quy định áp dụng riêng, theo các thông tư và nghị định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

3Giá thành một Hệ thống xử lý nước thải là bao nhiêu?

Khi các công ty sản xuất, hay những tòa nhà văn phòng xem xét đầu tư, thì họ muốn biết “Giá thành một Hệ thống xử lý nước thải là bao nhiêu?” Quá trình xử lý nước thải mang tính phức tạp và đặc thù riêng rất cao. Có một số yếu tố cần đưa vào cân nhắc để chọn được giải pháp phù hợp. Có những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu tư.

1. Đặc tính nguồn nước thải quyết định công nghệ xử lý

Để lựa chọn loại hình công nghệ, bạn cần hiểu rõ các nội dung sau:

  • Nhà máy của bạn có tạo ra lượng nước thải có chất hữu cơ (nhu cầu ôxy sinh hóa – BOD), hàm lượng Nito (TN), hàm lượng phospho (TP), hàm lượng dầu mỡ cao?
  • Quy trình sản xuất của nhà máy có làm ô nhiễm nước thải với các chất rắn lơ lửng (TSS) cao và kim loại như kẽm, sắt, chì và Niken không?
  • Bạn có thấy nồng độ cao của các chất ô nhiễm vô cơ (nhu cầu oxy hóa học-COD) không?
  • Nước thải từ nhà máy thải ra có thay đổi pH (tính kiềm hay axit)?

Tất cả những yếu tố này sẽ giúp xác định loại hình công nghệ cho hệ thống xử lý nước thải.

Ví dụ:

Đối với nhà máy dệt nhuộm, vấn đề chúng ta cần xem xét là sự cần thiết phải ổn định pH,​​ loại bỏ độ màu, chất rắn lơ lửng và kim loại. Khi đó việc xử lý bằng hóa chất để loại bỏ thành phần ô nhiễm đóng vai trò quyết định. Bạn đầu cần thiết đầu tư một hệ thống xử lý hóa lý thật hoàn chỉnh để mang lại hiệu quả xử lý cao.

Đối với nhà máy may mặc, giày da,… có nhu cầu xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân, nhà ăn, ký túc xá, v.v… Các công nghệ xử lý sẽ xoay quanh việc loại bỏ các tạp chất ô nhiễm hữu cơ (với các công nghệ như bể tách dầu mỡ, bể xử lý sinh học loại bỏ Nito, bể xử lý sinh học hiếu khí,…) được xem xét để xử lý.Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Công ty giày Taekwang Vina (1000 m3/ngày)

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Công ty giày Taekwang Vina (1000 m3/ngày)

2. Quy định xả thải ra môi trường

Ở Việt Nam, nếu nhà máy muốn xả thải ra môi trường thì cần phải có giấy phép từ Phòng hay Sở Tài Nguyên Môi Trường. Giấy phép này có hiệu lực dựa theo thông tư và nghị định của Bộ Tài Nguyên Môi Trường. Nó đưa ra giới hạn về hoạt động xả thải. Trong đó chỉ rõ loại chất được phép xả thải, yêu cầu hoạt động báo cáo, giám sát và chỉ định khối lượng xả thải được phép để không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Các quy định tại địa phương và nồng độ tạp chất ô nhiễm trong nước thải sẽ xác định phương pháp xử lý cần thiết cho nhà máy. Và sau đó xác định được các thiết bị cấu thành hệ thống. Cơ quan bảo vệ môi trường nhà nước sẽ đảm bảo hệ thống xử lý nước thải tuân thủ theo các quy định tại địa phương. Họ đảm bảo rằng hệ thống xử lý nước thải ấy đã được cấp phép xả thải. Nếu bạn Không đáp ứng được các yêu cầu trên có thể sẽ dẫn tới tiền phạt rất nặng.

Xả nước thải vào hệ thống tại địa phương

Chính quyền địa phương nơi đặt nhà máy có thể cho phép xả thải, với điều kiện phải xử lý nước thải trước. Nhiệm vụ của bạn là đảm bảo đạt được các chỉ tiêu nước thải đề ra. Nước thải từ nhà máy cần được loại bỏ tạp chất mà trạm xử lý không cho phép. Hệ thống xử lý nước thải sẽ đưa các tạp chất ô nhiễm trong nước về mức được chấp nhận, để được xả thải vào trạm xử lý tại địa phương.

3. Cơ cấu giá thành hệ thống xử lý nước thải

Nhìn chung, có hai yếu tố chính quyết định chi phí của một hệ thống xử lý nước thải:

  • Mức độ ô nhiễm của nước thải từ nhà máy và mức giới hạn xả thải tối đa ra môi trường (chất lượng nước sau xử lý) theo quy định tại địa phương hoặc pháp luật môi trường là bao nhiêu? Thiết bị đầu tư như thế nào? Mức độ ô nhiễm sẽ tỷ lệ thuận trong khi giới hạn xả thải sẽ tỷ lệ nghịch với chi phí đầu tư một hệ thống.
  • Hệ thống cần xử lý lượng nước mỗi ngày bao nhiêu và thời gian xử lý ra sao? Các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng nhiều đến chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã xác định được thông số này theo cách hợp lý nhất trước khi yêu cầu báo giá để có được khái toán chi phí chính xác cho hệ thống yêu cầu.

Giải đáp những câu hỏi này giúp bạn làm rõ về yêu cầu đối với hệ thống và giúp nhận định tốt hơn về ngân sách dự tính. 

Ví dụ: Đối với nhà máy xi mạ, vấn đề chúng ta cần xem xét là sự cần thiết phải ổn định pH, ​​loại bỏ chất rắn lơ lửng và kim loại. Chi phí đầu tư thiết bị cho một hệ thống xử lý nước thải 100 m3/ngày có thể dao động trong khoảng 300.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng, tùy thuộc vào mức độ xử lý và quy định xả thải tại địa phương.Hệ thống xử lý nước thải xi mạ tại Công ty Elbon Vina (100 m3/ngày)

Hệ thống xử lý nước thải xi mạ tại Công ty Elbon Vina (100 m3/ngày)

  • Một ví dụ khác là một nhà máy thực phẩm có nhu cầu xử lý nước thải từ quá trình sản xuất sản phẩm như sữa, các sản phẩm từ sữa, làm đồ uống, v.v… Các công nghệ xử lý sẽ xoay quanh việc loại bỏ các tạp chất ô nhiễm hữu cơ (với các công nghệ như bể tách dầu mỡ, bể xử lý sinh học kỵ khí, bể xử lý sinh học hiếu khí,…). Chi phí đầu tư thiết bị cho một hệ thống xử lý nước thải 500 m3/ngày có thể dao động trong khoảng 800.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng, tùy thuộc vào mức độ xử lý và quy định xả thải tại địa phương.

Hệ thống xử lý nước thải thực phẩm tại Công ty Dừa Bến Tre (350 m3/ngày)

Hệ thống xử lý nước thải thực phẩm tại Công ty Dừa Bến Tre (350 m3/ngày)

Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Nói chung, các giải pháp xử lý và cơ cấu chi phí xử lý nước thải khá phức tạp. Nhưng nhiều Chủ đầu tư lại muốn biết nhanh giá thành để lên ngân sách. Do đó Navitechco tổng hợp chi phí đầu tư để xử lý cho 1m3 nước thải các ngành nghề tiêu biểu. Chi phí này bao gồm thiết kế, xây dựng, lắp đặt, chuyển giao. Tùy theo lưu lượng xả thải hàng ngày, bạn có thể ước tính chi phí đầu tư ban đầu của mình.

LOẠI NƯỚC THẢICHI PHÍ XỬ LÝ ĐẦU TƯ (VND/M3)
Nước thải sinh hoạt5.000.000-7.000.000
Nước thải Canteen6.000.000-8.000.000
Nước thải bệnh viện8.000.000-10.000.000
Nước thải chăn nuôi6.000.000-8.000.000
Nước thải thực phẩm8.000.000-12.000.00
Nước thải giết mổ6.000.000-8.000.000
Nước thải thủy sản8.000.000-10.000.000
Nước thải xi mạ, sơn tĩnh điện10.000.000-12.000.000
Nước thải dệt nhuộm15.000.000-17.000.000

Đây chỉ là những con số để bạn tham khảo. Giá thành chính xác nhất phải qua khảo sát thực tế. Sau đó dựa vào thực trạng để thiết kế hệ thống xử lý. Tiếp theo là bóc tách khối lượng, và ráp đơn giá. Cuối cùng cộng tổng tất cả lại mới được giá thành chính xác.

Làm sao để bạn yên tâm sản xuất kinh doanh

Các doanh nghiệp luôn mong muốn việc sản xuất kinh doanh được vận hành suôn sẻ. Tôi nghĩ bạn cũng không ngoại trừ. Doanh nghiệp lúc nào cũng muốn giảm thiểu các rủi ro và chi phí trong việc bảo vệ môi trường. Tìm được một công ty xử lý nước thải có chuyên môn  uy tín sẽ giúp cho bạn rất nhiều. Lúc đó bạn có thể giao phó tất cả các công việc: 

  • Xây dựng một hệ thống xử lý nước thải sao cho hiệu quả nhất
  • Cải tạo hệ thống xử lý nước thải đã cũ, lạc hậu, không đủ công suất
  • Thiết kế hệ thống xử lý nước thải với công nghệ hiện đại nhất, giảm chi phí vận hành tới mức tối đa

Những cân nhắc trước khi lựa chọn công ty xử lý nước thải

Có nhiều tiêu chí bạn đưa ra để “chọn mặt gửi vàng”. Bạn nên cân nhắc những công ty xử lý nước thải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Chi phí phù hợp với ngân sách của bạn.
  • Có năng lực thiết kế và thi công đầy đủ.
  • Có kinh nghiệm phù hợp với dự án của bạn.
  • Có khả năng đào tạo vận hành bảo trì cho nhân viên của bạn.
  • Tinh thần trách nhiệm.

Qua nhiều năm làm việc, Navitechco đã dần hoàn thiện và phát triển, để trở thành một trong những lựa chọn tin cậy của nhiều doanh nghiệp.

Công ty xử lý nước thải Navitechco có đáng để bạn tin tưởng

Navitechco đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực xử lý nước thải với nhiều loại hình công nghệ tiên tiến. Được áp dụng cho các ngành nghề khác nhau. Đồng hành cùng Công ty là các chuyên gia cố vấn đến từ các viện và trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước. Hơn 150 dự án Xử lý nước thải đã được thực hiện thành công với nhiều loại hình ngành nghề. Từ nước thải sinh hoạt, thực phẩm,… đến nước thải xi mạ, dệt nhuộm,…

Khách hàng nói gì về công ty Navitechco

Chúng tôi luôn cố gắng làm hài lòng khách hàng của mình. Bằng cách cung cấp dịch vụ tốt nhất và hoàn thành dự án đúng thời gian cũng như trong khả năng đầu tư.

Video giải thích chi tiết về các công đoạn khác nhau của hệ thống xử lý nước thải tiêu chuẩn
0903.33.55.93